Trong công việc hàng ngày, người bảo vệ luôn là người tiếp xúc với hầu hết mọi người trong khu vực thực hiện nhiệm vụ của mình. Chính vì vậy, việc giao tiếp với mọi người là điều vô cùng quan trọng. Do đó, kỹ năng giao tiếp của nhân viên bảo vệ là kỹ năng không thể thiếu của những công ty bảo vệ chuyên nghiệp. Hãy cùng Việt Anh tìm hiểu về kỹ năng này dành cho nhân viên bảo vệ.
1. Tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp đối với nhân viên bảo vệ
Sự ra đời của dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp, nhằm đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp, hay tổ chức, tập thể và cá nhân trong xã hội như nhà máy, xí nghiệp, cơ quan, công trường, khách sạn,... Chính vì vậy, nhân viên bảo vệ luôn luôn là người tiếp xúc, quan hệ với đủ các thành phần, tầng lớp trong xã hội.
Đối với nhân viên bảo vệ, chúng ta có thể phân ra 4 loại quan hệ bảo vệ chứ yếu như sau:
Mối quan hệ với khách hàng (chủ quản)
Mối quan hệ giữa bảo vệ với người đan
Mối quan hệ giữa bảo vệ với bảo vệ (quan hệ đồng nghiệp)
Mối quan hệ với các đối tượng nghi vấn
Với những mối quan hệ trên và đặc thù nghề bảo vệ, việc trang bị kiến thức cho đội ngũ lực lượng bảo vệ các kiến thức về kỹ năng giao tiếp của nhân viên bảo vệ khi làm nhiệm vụ là rất cần thiết.
Hơn nữa, xã hội ngày càng phát triển, yêu cầu của khách hàng đối với dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp càng cao và khắt khe hơn. Để bắt kịp với tốc độ phát triển của xã hội và đáp ứng nhu cầu của khách hàng, công ty bảo vệ cần xây dựng đội bảo vệ đủ mạnh và ngang tầm thời đại.
Người bảo vệ chuyên nghiệp ngày nay không chỉ cần có kiến thức nghiệp vụ cao mà cần có sự hiểu biết sâu rộng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống như pháp luật, võ thuật,... cùng các kỹ năng mà người bảo vệ cần rèn luyện.
Việc học tập KỸ NĂNG GIAO TIẾP của nhân viên bảo vệ giúp họ có cách đối nhân xử thế phù hợp với từng đối tượng một cách khôn khéo, lịch sự và thu được hiệu quả cao khi giao tiếp với mọi người.
Hoặc đối với những tình huống rủi ro, nguy cấp, nhân viên bảo vệ với kỹ năng giao tiếp ứng xử thông minh có thể giúp ngăn ngừa những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra.
Qua đó, kỹ năng giao tiếp tốt tạo nên sự thành công, bồi đắp thêm uy tín, chất lượng dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp và góp phần tạo thế mạnh cạnh tranh trên thị trường dịch vụ bảo vệ.
2. Các kỹ năng giao tiếp của nhân viên bảo vệ
2.1. Thái độ khôn khéo
Nhân viên bảo vệ cần rèn luyện kỹ năng giao tiếp để nói và làm điều phải vào đúng lúc. Xử sự khéo léo là một khía cạnh mà nhân viên bảo vệ không thể thiếu khi tiếp khác với khách hàng.
Thái độ khôn khéo được thể hiện trong cử chỉ và ngôn ngữ của nhân viên bảo vệ khi tiếp khách. Do đó để tạo được thiện cảm với người đối diện, nhân viên bảo vệ cần có kỹ năng giao tiếp ứng xử thông minh.
Đối với một nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp, tư thế tác phong được đánh giá rất cao. Nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp cần có tác phong quân sự để mọi người cảm nhận được người bảo vệ là người có văn hóa, được đào tạo và có tính kỷ luật cao. Ngoài ra, sự nhanh nhẹn nhưng chắc chắn và lễ phép lịch sự nhưng ung dung tự tin cũng quyết định tác phong của nhân viên bảo vệ.
Khi thể hiện tư thế tác phong tốt khiến khách hàng đánh giá cao dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp của công ty và tạo được niềm tin vào công ty bảo vệ.
Yêu cầu cụ thể đối với tư thế tác phong của nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp bao gồm:
Cư xử: Lễ phép lịch sự, tôn trọng khách hàng, hòa nhã nhẹ nhàng nhưng cần tuân thủ theo nội quy bảo vệ, coi trọng công việc, mềm deoer những thể hiện tính trách nhiệm đối với tình huống phức tạp.
Đứng: Hai chân đứng thẳng, mở rộng bằng hai vai, bàn tay nắm lấy cổ tay vắt sau lưng hoặc trước bụng, nhìn thẳng hoặc nhìn vào mục tiêu bảo vệ.
Ngồi: Tư thế ngồi ngay ngắn, nghiêm túc ở tư thế thoải mái, tự nhiên không gò bó, không gác chân, không rung đùi. Phần từ thắt lưng trở lên phải thẳng không được nghiêng ngả, hai tay khoanh trước ngực hoặc đặt trên hai đùi.
Đi lại: Thận trọng uy nghiêm bước ngắn trong phạm vi ngắn, nếu di chuyển trong phạm vi dài thì nâng cao chân, gót nọ cách gót kia khoảng 75cm thể hiện sự mạnh mẽ và dứt khoát.
2.3. Ngôn phong giao tiếp
Ngôn phong là phong cách giao tiếp giữa người với người trong những tình huống cụ thể. Đối với nhân viên bảo vệ, yêu cầu trước hết phải nói đúng ngữ pháp, không nói ngọng, nói lắp và tốc độ nói vừa đủ để nghe.
Khi đối thoại với người khác nên sử dụng những câu ngắn để diễn đạt nội dung mà nhân viên muốn truyền đạt. Phát ngôn nên được sử dụng đúng nơi đúng chỗ, âm lượng đủ nghe.
Nên mở đầu bằng lời lẽ và ngữ điệu hòa nhã, tôn trọng và lễ độ. nói lời “Xin lỗi” và “Cảm ơn” đúng hoàn cảnh của cuộc nói chuyện.
Khi làm việc với khách hàng, nhân viên bảo vệ nên xưng “tôi” và gọi “ông” (hoặc “bà”) kèm chức danh của họ hoặc đối với nhân viên trẻ tuổi có thể gọi “anh”, “chị”. Trong văn phong viết, chỉ sử dụng “ông” đối với nam và “bà” đối với nữ.
CTY CP DVBV AN NINH TRƯỜNG SINH
Văn phòng đại diện: 52/17 đường Nguyễn Thị Thập, KP3, phường Bình Thuận, Quận 7, TP. HCM
Hotline : 0908.982.689-0938.398.456
Zalo:0767.178.187
Email: anninhtruongsinh@gmail.com
Website: https://anninhtruongsinh.com