CTY CP TM DV BẢO VỆ AN NINH TRƯỜNG SINH
"Mang đến giá trị thực"
CTY CP TM DV BẢO VỆ AN NINH TRƯỜNG SINH
Hotline tư vấn 1
0908.982.689
Hotline tư vấn 2
0938.398.456
Địa chỉ: VPĐD: Số 52/17, Nguyễn Thị Thập, KP3, Bình Thuận, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh
Email: anninhtruongsinh@gmail.com
Website: www.anninhtruongsinh.com

NGHIỆP VỤ BẢO VỆ CHUYÊN ĐỀ 5

  1. Tác phong điều lệnh.
  2. Ngôn phong, giao tiếp ứng xử.
  3. Sơ cấp cứu người bị nạn.
  4. Phòng cháy và chữa cháy.
  5. Quy trình xử lý một số tình huống khẩn cấp.

Nội dung bài viết 

  • Chuyên đề 1: Điều lệnh, tác phong làm việc
  • Chuyên đề 2: Ngôn phong, giao tiếp với khách hàng
  • Chuyên đề 3: Sơ cấp cứu người bị nạn
  • Chuyên đề 4: Công tác phòng cháy và chữa cháy tại mục tiêu
  • Chuyên đề 5: Quy trình xử lý một số tình huống khẩn cấp

Chuyên đề 5: Quy trình xử lý một số tình huống khẩn cấp

Quy trình huống khẩn cấp là chuyên đề cuối cùng trong giáo trình đào tạo nghiệp vụ bảo vệ.

I/. Tình huống sự cố cháy, nổ

1/. Xác định tình huống

Sau khi nhận được tín hiệu báo cháy, nhân viên bảo vệ ngay lập tức có mặt tại vị trí báo cháy. Cần phải xác định rõ nguyên nhân cháy. Sau khi đã kiểm tra xác định được chính xác nguyên nhân phải báo ngay cho Ban Giám đốc hoặc bộ phận kỹ thuật công ty để hỗ trợ xử lý.

  • Xác định được địa điểm cháy.
  • Xác định được lối thoát hiểm gần nhất.
  • Xác định các khu vực nguy hiểm có: Xăng, dầu, chất nổ, các khu vực có thể cháy lan ra.
  • Xác định tính chất của vụ cháy: Nhân viên bảo vệ phải xác định được tính chất của vụ cháy là cháy lớn hay cháy nhỏ, nghiêm trọng hay không nghiêm trọng thông qua các biểu hiện sau:
  • Căn cứ vào độ cao của ngọn lửa, nhiệt độ và diện tích của đám cháy.
  • Căn cứ vào tốc độ cháy lan của đám cháy
  • Căn cứ vào vật liệu, địa hình của các khu vực lân cận dễ bị cháy hay không để xét đoán được diễn biến của đám cháy.
  • Xác định nguyên nhân cháy là do: cháy điện, cháy hóa chất hay cháy xăng, dầu…

2/. Xử lý đối với đám cháy nhỏ

  • Bảo vệ khi phát hiện đám cháy nhỏ nhanh chóng cúp cầu dao điện khu vực xảy ra cháy.
  • Nhanh chóng sử dụng những trang thiết bị PCCC tại chỗ như bình CO2, bình bột, nước để dập tắt đám cháy trong thời gian nhanh nhất.
  • Tìm hiểu sơ bộ nguyên nhân xảy ra vụ cháy.
  • Bảo vệ tiến hành lập biên bản sự việc và ghi nhận sự cố báo cáo chủ quản và chỉ huy đội bảo vệ.
  • 3/. Xử lý đối với đám cháy lớn
  • Khi phát hiện sự cố cháy lớn bảo vệ hô to cháy … cháy … cháy … đồng thời:
  • Nhanh chóng cúp cầu dao tổng và báo động sơ tán toàn bộ cán bộ, công nhân viên đến vị trí an toàn.
  • Dùng các trang thiết bị PCCC hiện có để cứu chữa nhằm hạn chế đám cháy.
  • Điện thoại báo lực lượng PCCC, số điện thoại: 114 để được hỗ trợ (khi đội PCCC đến vị trí cổng nhanh chóng hướng dẫn đội PCCC vào đúng vị trí cháy và tuyệt đối tuân thủ theo phương án chữa cháy của đội PCCC đưa ra.
  • Báo cáo chỉ huy để có chỉ đạo và hỗ trợ kịp thời.
  • Di dời những vật dễ cháy ra khỏi khu vực (chống lây lan).
  • Tổ chức sơ cấp cứu nạn nhân (nếu có).
  • Bảo vệ hiện trường, lập biên bản hiện trường (đúng quy trình).
  • Hỗ trợ cơ quan chức năng điều tra xác minh làm rõ vụ cháy.
  • Làm báo cáo chi tiết và cụ thể cho chủ quản và Công ty NDS.

II/. Tình huống trộm cắp

  • Khi nhận được thông tin từ phía đơn vị chủ quản báo mất tài sản, hàng hóa. Nhân viên bảo vệ phải thông báo ngay cho Đội Trưởng và lập biên bản sự việc, đồng thời cần nhanh chóng làm rõ những nội dung sau:
  • Tài sản đó là gì? Tên gọi qua các chứng từ? Số lượng và chất lượng theo mô tả của đại diện Ban Giám đốc Cty
  • Tài sản trên đã hiện diện tại Công ty từ khi nào? (thời điểm nhập hàng, được nhập về từ đâu, số hóa đơn …)
  • Giá trị của tài sản thể hiện trên hóa đơn.
  • Kiểm tra lại biên bản bàn giao của Ban Giám Đốc cho bảo vệ, hóa đơn, chứng từ nhập hàng nhằm xác định việc nhập tài sản đó có bàn giao cho bảo vệ hay không? Ngày, giờ nhập? Nhà cung cấp?
  • Nhân viên được bàn giao tài sản?
  • Kiểm tra sổ ghi chép giao ca và diễn biến của các ca trực của nhân viên được giao quản lý, giám sát tài sản được bàn giao trong thời điểm bị mất, thất lạc tài sản.
  • Khoanh vùng, kiểm tra các đối tượng nghi vấn, các đối tượng liên quan trong ca trực.
  • Nhận định khả năng và nguyên nhân mất hàng hóa.
  • Tìm hiểu đường đi của tài sản (bị mất qua con đường nào: do cậy phá cửa, đột nhập từ trên trần nhà, hay do nội bộ lấy…).
  • Yêu cầu các nhân viên bảo vệ tại vị trí trực, các nhân viên bảo vệ trong ca trực và các đối tượng có liên quan viết tường trình về thời gian làm việc.
  • Đánh giá sơ bộ và ghi nhận những dấu vết tại hiện trường. Bảo vệ hiện trường để phục vụ cho công tác điều tra sau này. Tuyệt đối không để những người không có phận sự vào khu vực hiện trường.
  • Lập biên bản và báo cáo theo mẫu đã qui định chung gửi BLĐ đơn vị chủ quản và Công ty Bảo Vệ Ngày & Đêm.

III/. Tình huống tai nạn lao động

  • Khi có sự cố tai nạn lao động xảy ra, gọi điện thoại báo cho chủ quản biết.
  • Kết hợp bảo vệ hiện trường, thực hiện công tác sơ cứu y tế tại chỗ (nếu cần thiết), gọi điện cho Bệnh Viện, số điện thoại 115 đưa nạn nhân đi cấp cứu nếu bị thương nặng.
  • Trong trường hợp nạn nhân tử vong, thì bảo vệ hiện trường và báo ngay cho cơ quan Công an xử lý.
  • Ổn định trật tự tình hình để CBNV tiếp tục làm việc.

IV/. Tình huống công nhân viên đình công

  • Khi phát hiện có hiện tượng công nhân viên đình công, bảo vệ nhanh chóng nắm bắt được nguyên nhân và các đối tượng tổ chức việc đình công và những yêu cầu của công nhân, báo cáo kịp thời đến BGĐ Công ty biết để có kế hoạch ứng phó.
  • Bảo vệ hết sức bình tĩnh khuyên công nhân để mục đích cho họ hiểu và không tiếp tục vi phạm, tránh manh động.
  • Báo cáo Chỉ huy đội để được hỗ trợ và xin sự chỉ đạo kịp thời.
  • Bằng biện pháp nghiệp vụ tổ chức bảo vệ an toàn trang thiết bị máy móc, tài sản và các thành viên trong BLĐ Công ty.

V/. Tình huống ngộ độc thực phẩm

  • Khi xảy ra ngộ độc thực phẩm là quan sát thấy công nhân viên sau khi ăn khoảng 20 – 30 phút có hiện tượng chóng mặt và một vài người ói mửa và dẫn đến hàng loạt thì bảo vệ nhanh chóng gọi điện cho BLĐ Công ty và cho Bệnh Viện để cấp cứu.
  • Dùng mọi phương tiện sẵn có như xe máy hoặc gọi các hãng xe taxi để đưa bệnh nhân đến bệnh viện một cách sớm nhất nhằm đảm bảo tánh mạng con người.
  • Bảo vệ hiện trường, thu thập mẫu thức ăn, nước uống nhằm giúp cơ quan chức năng điều tra làm rõ nguyên nhân.
  • Làm báo cáo chi tiết và cụ thể cho chủ quản và Công ty NDS.

VI/. Tình huống gây mất trật tự hoặc đánh nhau

1/. Nếu xảy ra gây gỗ, xô xát nhỏ

  • Báo cho đội trưởng mục tiêu và đơn vị chủ quản.
  • Tiến hành mời về phòng bảo vệ, lập biên bản sự việc báo cáo đơn vị chủ quản xử lý theo quy định.
  • Cảnh giác đề phòng kẻ gian lợi dụng sơ hở để trộm cắp, tẩu tán tài sản.
  • Ổn định tình hình tại khu vực

2/. Nếu xảy ra đánh nhau, gây gỗ, xô xát lớn

  • Nếu xảy ra xô xát lớn, nhân viên trực phải báo ngay cho đội trưởng và đơn vị chủ quản để có lực lượng tăng cường, hỗ trợ, hoặc báo ngay cho Công an, số điện thoại: 113 (Khi có yêu cầu từ lãnh đạo chủ quản).
  • Quản lý chặt chẽ các khu vực, đề phòng kẻ gian lợi dụng tình trạng hỗn loạn đột nhập vào mục tiêu lấy cắp, tẩu tán tài sản, đặc biệt chú ý đề phòng những đối tượng lợi dụng gây kích động để phá hoại tài sản của đơn vị chủ quản.
  • Nhanh chóng nắm bắt tình hình, nhận định những kẻ cầm đầu để kết hợp với lực lượng chức năng xử lý.
  • Trường hợp nếu có người bị thương nặng thì ngay lập tức gọi điện thoại cho Bệnh Viện để tiến hành đưa nạn nhân đi cấp cứu.
  • Nếu sự việc xảy ra nghiêm trọng có người chết phải tổ chức ngay công tác bảo vệ hiện trường để phục vụ cho công tác điều tra của cơ quan công an.
  • Lực lượng bảo vệ tuyệt đối không được tiếp xúc hoặc cung cấp cho giới truyền thông bất cứ thông tin nào khi chưa có sự đồng ý từ đơn vị chủ quản.
  • Nhanh chóng ổn định tình hình tại mục tiêu, làm báo cáo gửi cho đơn vị chủ quản.

VII/. Tình huống cúp điện

  • Thông báo ngay cho các vị trí khác cần đề cao cảnh giác tránh trường hợp kẻ gian lợi dụng sự sơ hở thiếu sót nhằm trà trộn vào mục tiêu trộm cắp tài sản (đặc biệt là vào ban đêm).
  • Xác định nguyên nhân mất điện (chủ quan, khách quan) có thể hỏi nhân viên bảo trì điện hoặc cơ quan điện lực.
  • Nhanh chóng di chuyển đến vị trí máy phát điện, kiểm tra sơ bộ tình trạng máy phát.
  • Thực hiện thao tác khởi động máy phát điện theo sự chỉ dẫn của nhân viên bảo trì điện.
  • Sau khi khởi động máy phát, tiến hành tổ chức tuần tra xung quanh mục tiêu kiểm tra tổng thể tình hình.
  • Cập nhật chính xác thời gian cúp điện và có điện lại vào sổ trực.
  • Báo cáo lại sự việc cho các bộ phận liên quan nắm rõ.